#18/05/2020

Nguyễn Thị Minh Thư

25/08/1999

Xem hồ sơ

Cù lao Mỹ Hòa Hưng, hay còn được người dân gọi bằng một cái tên dân dã hơn là Cù lao Ông Hổ - một nơi rất đáng để tham quan ở An Giang. Không chỉ vì giá trị lịch sử mà còn gắn liền với những câu chuyện kì bí, đầy tính huyền ảo khiến du khách tò mò tìm đến.

Cù lao Ông Hổ nằm ở giữa dòng sông Hậu hiền hòa, một hòn đảo được bao phủ bởi màu xanh tươi mát bởi cây trái bốn mùa trĩu cành, không gian yên ả, thoáng đãng. Hòn đảo có diện tích 21,18km² thu hút rất nhiều khách du lịch nhờ các yếu tố văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng,... Cách thành phố Long Xuyên khoảng 30 phút đi qua phà Ô Môi thì các bạn đã đặt chân lên Cù lao Ông Hổ. 


Cổng chào vào Cù lao Mỹ Hòa Hưng ấn tượng với 2 con hổ bằng đá. ( Sưu tầm). 

Truyền thuyết và nguồn gốc về tên gọi Cù lao Ông Hổ

Tên gọi đặc biệt này xuất phát từ một sự tích rất lâu đời. Theo nhiều bậc cao niên kể lại thì khi xưa l, thuở mọi người khai hoang, dựng ấp lập nhà, cây cối còn rập rạm, lúc đó có một đôi vợ chồng già chèo xuồng đi lấy củi, bắt cá chợt thấy trên đám lục bình có con vật gì đang bám vào, trông rất giống một con mèo nhỏ. Nhưng nhìn kỹ lại thì họ phát hiện ra đó là một con hổ con, tội cho con vật vừa ướt vừa lạnh nên đem về nhà nuôi dưỡng. Do sống trong lòng yêu thương của ông bà nên con hổ lớn lên rất hiền lành không phá phách. Một thời gian sau do tuổi cao sức yếu nên ông bà lão qua đời, con hổ cũng rút sâu vào rừng sinh sống do dân ngày một đông, không vì thế mà nó quên công ơn chăm sóc và cưu mang của ông bà. Hàng năm, tới ngày giỗ của ân nhân, hổ đều mang về 1 con heo rừng hoặc nai rừng đặt bên mộ rồi đi. Lần cuối cùng, người ta thấy cọp đi quanh hai nấm mồ, nhưng đến nửa đêm thì cọp chết. Thương con vật sống có tình có nghĩa, con vật được dân làng chôn cất giữa hai nấm mồ của ông bà lão. Từ đó, dân làng lập miếu thờ Ông Hổ và đặt tên cho cù lao này là cù lao Ông Hổ. Tên gọi cù lao ông Hổ là niềm tự hào của người dân nơi đây, bà con hay nói với nhau đó là hổ nghĩa, hổ tình, không phải hổ dữ. Nó là minh chứng cho một vùng đất cù lao với con người sống hiền hòa, chân tình, chan chứa tình yêu thương.


Miếu thờ Ông Hổ trong chùa Bửu Long. (Sưu tầm)

Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngoài sự tích trên thì nơi đây cũng có khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, vốn trước đây là nhà của thân sinh Bác Tôn - cụ Tôn Đình Đề, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia năm 1984, được xây dựng thành khu lưu niệm năm 2012 và công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây lưu giữ những vật dụng của Bác, quá trình hoạt động thời niên thiếu, đền tưởng niệm, mô hình nhà ATK ( Thái Nguyên ), cầu treo dài 80m,...Nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn có các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc ta về chí khí kiên cường, đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị. Trong khuôn viên khu lưu niệm còn lưu giữ nguyên trạng những hình ảnh, hiện vật gắn với thuở thiếu thời của Bác – đó là căn nhà sàn lót ván 3 gian, 2 chái lợp bằng ngói âm dương cùng với những đồ vật, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình; lũy tre xanh đầu ngõ soi bóng xuống sông Hậu theo thế “Long chầu Nguyệt”. Đã mấy trăm năm nhưng lũy tre vẫn xanh tốt; những ao cá trong vườn vẫn rực màu hoa sen, hoa súng; những vườn cây quanh năm hoa trái trĩu cành…

)

Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ( ảnh Sưu tầm).

Đình thần Mỹ Hòa Hưng

Đình thần Mỹ Hòa Hưng, ngôi đình làng cổ kính với nét kiến trúc xưa của đình làng Nam Bộ, xung quanh là những cây sao, dâu cổ thụ che mát làm tăng thêm vẻ thâm trầm, cổ kính cho khuôn viên quanh đình.

Trong những năm 1925-1926, ngôi đình là trụ sở hoạt động bí mật của nhiều nhân sĩ, trí thức và hương chủ yêu nước ở địa phương. Năm 1943, Chi bộ xã Mỹ Hòa Hưng thành lập, lấy đình làm điểm hội họp. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Ủy ban Hành chính xã được thành lập cũng đặt trụ sở làm việc tại đình. Đến ngày 6-1-1946, ngôi đình là 1 trong 3 điểm của xã Mỹ Hòa Hưng đặt thùng phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta. Ngoài giá trị lịch sử lâu đời, đình thần Mỹ Hòa Hưng còn là công trình kiến trúc đẹp mang phong cách nghệ thuật của triều Nguyễn, ngôi đình được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử năm 2003.

Đình thần Mỹ Hòa Hưng - Nơi gắn liền với bà con trên Cù lao Ông Hồ. ( Ảnh Sưu tầm ).

Với những truyền thuyết gắn với hiện thực về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của Bác Tôn nên cù lao Ông Hổ từ lâu đã thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến An Giang. Tình cảm đó đã được đúc kết trong ca dao Nam bộ:

“Dù ai xuôi ngược bốn bề

Chưa đến Ông Hổ chưa về An Giang.”

Ngày nay, cù lao Ông Hổ đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa, giáo dục truyền thống về nguồn. Cứ đến dịp lễ, Tết, đặc biệt là vào những ngày tháng Tám mùa thu, du khách khắp nơi lại nô nức xuống phà Ô Môi qua sông Hậu để đến với cù lao Ông Hổ.

Nguồn: Sưu tầm.


#19/12/2022

https://www.khamphavietnam.net

19/12/2022

Xem hồ sơ
KHÁM PHÁ VIỆT NAM ĐỊA DANH, VĂN HÓA & ẨM THỰC https://www.khamphavietnam.net

#04/11/2023

Go4life

30/10/2023

Xem hồ sơ
Dù bạn là một người yêu thích phiêu lưu và thích thám hiểm những núi đồi cao nguyên hoang dã, hay bạn muốn thư giãn và tận hưởng bãi biển trắng xóa, Go4life có lịch trình phù hợp với mọi sở thích của bạn. Chúng tôi tổ chức các tour du lịch theo nhóm nhỏ, giúp bạn tận hưởng không gian riêng tư và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ với những người bạn mới.Với sứ mệnh làm mới nội dung du lịch, chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất về các điểm đến và hoạt động thú vị. Chúng tôi không chỉ đơn thuần là một công ty du lịch, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên mỗi cuộc hành trình của bạn. Hãy xem ngay tại: https://go4lifetravel.wixsite.com/go-4-life
Tìm kiếm BDS
quang cao quang cao